Mùa Xuân – Mùa lễ hội của đất và người Bình Định
- Thứ ba - 19/12/2017 14:12
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Bình Định từ lâu đã được biết đến như một vùng đất giàu truyền thống văn hóa - lịch sử dân tộc và các phong tục tập quán; là nơi hội tụ và giao thoa văn hóa của nhiều dân tộc anh em nên các hình thức văn hóa dân gian và lễ hội truyền thống cũng rất đa dạng và phong phú. Như bao địa phương khác trong cả nước, hàng năm Bình Định diễn ra nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc, đậm chất truyền thống văn hóa, thể hiện sự gắn kết hài hòa giữa thiên nhiên và con người. Các lễ hội thường tập trung chủ yếu vào mùa xuân như: lễ hội Chợ Gò, lễ hội đua thuyền ở Gò Bồi, lễ hội Đống Đa – Tây Sơn, lễ hội Chùa Ông Núi, lễ hội Đô thị Nước Mặn … và vô số các lễ hội khác xuyên suốt cả năm ở vùng đất Bình Định này.
Lễ hội chợ Gò
Nói đến lễ hội đầu tiên của mùa xuân trên đất Bình Định trước tiên phải kể đến lễ hội Chợ Gò hay dân gian quen gọi với cái tên khác là Hội xuân Chợ Gò. Lễ hội Chợ Gò được tổ chức duy nhất vào ngày mùng 1 tết Âm lịch hàng năm ở thôn Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước. Tương truyền cách đây khoảng 300 năm, hai vị tướng nhà Tây Sơn là Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng khi chỉ huy quân đóng tại khu vực này, đã cho mở hội chợ Gò để quân sĩ cùng nhân dân vui chơi cho vơi đi nỗi nhớ gia đình trong những ngày tết.
Trong tâm thức của người dân Tuy Phước nói riêng và người Bình Định nói chung, hội xuân Chợ Gò là nơi tụ họp gia đình, bạn bè, người thân để vui chơi cầu lộc trong ngày đầu năm mới. Rạng sáng ngày đầu năm Tết âm lịch, chợ bắt đầu nhóm họp; người dân từ các vùng phụ cận mang đến chợ những sản vật của địa phương mình. Việc mua - bán không mang nặng tính kinh doanh, bởi người bán không nói thách và người mua cũng không trả giá mà chỉ xem việc mua bán như một hình thức cầu lộc để tìm cho mình một niềm vui nho nhỏ trong ngày đầu năm mới và ước mong về một năm mới đầy hạnh phúc và sung túc cho mọi người.
Trai gái đi hội chợ Gò chen chân, liếc mắt để tìm bạn tình; tuổi thiếu niên rủng rỉnh tiền lì xì thì đi mua đồ chơi, đồ ăn thức uống; người có tuổi tham dự các môn cờ tướng, đá gà… hay du khách phương xa đến tham gia chỉ đơn giản là muốn hòa mình vào trong không khí vui tươi, nhộn nhịp của lễ hội chợ Gò.
Nói đến lễ hội đầu tiên của mùa xuân trên đất Bình Định trước tiên phải kể đến lễ hội Chợ Gò hay dân gian quen gọi với cái tên khác là Hội xuân Chợ Gò. Lễ hội Chợ Gò được tổ chức duy nhất vào ngày mùng 1 tết Âm lịch hàng năm ở thôn Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước. Tương truyền cách đây khoảng 300 năm, hai vị tướng nhà Tây Sơn là Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng khi chỉ huy quân đóng tại khu vực này, đã cho mở hội chợ Gò để quân sĩ cùng nhân dân vui chơi cho vơi đi nỗi nhớ gia đình trong những ngày tết.
Trong tâm thức của người dân Tuy Phước nói riêng và người Bình Định nói chung, hội xuân Chợ Gò là nơi tụ họp gia đình, bạn bè, người thân để vui chơi cầu lộc trong ngày đầu năm mới. Rạng sáng ngày đầu năm Tết âm lịch, chợ bắt đầu nhóm họp; người dân từ các vùng phụ cận mang đến chợ những sản vật của địa phương mình. Việc mua - bán không mang nặng tính kinh doanh, bởi người bán không nói thách và người mua cũng không trả giá mà chỉ xem việc mua bán như một hình thức cầu lộc để tìm cho mình một niềm vui nho nhỏ trong ngày đầu năm mới và ước mong về một năm mới đầy hạnh phúc và sung túc cho mọi người.
Trai gái đi hội chợ Gò chen chân, liếc mắt để tìm bạn tình; tuổi thiếu niên rủng rỉnh tiền lì xì thì đi mua đồ chơi, đồ ăn thức uống; người có tuổi tham dự các môn cờ tướng, đá gà… hay du khách phương xa đến tham gia chỉ đơn giản là muốn hòa mình vào trong không khí vui tươi, nhộn nhịp của lễ hội chợ Gò.
Lễ hội chợ Gò Trường Úc - Ảnh: Nguyễn Dũng
Lễ hội chợ Gò ngày nay được nâng lên một bước mới: có phần lễ trang trọng và phần hội vui tươi với các trò chơi dân gian mang đậm nét văn hóa truyền thống của đất và người Bình Định như: hô Bài chòi, lô tô, múa lân, chọi gà, cờ tướng, đá cầu, đập niêu, kéo co… Đặc biệt hơn, là màn giao lưu múa võ cổ truyền tôn vinh truyền thống miền đất võ Bình Định cũng như việc huấn luyện quân sĩ dưới thời Tây Sơn - Nguyễn Huệ. Ngoài ra, người đi trẩy hội còn được thưởng thức các món đặc sản ẩm thực địa phương như nem Chợ Huyện, bánh ít lá gai… được bày bán tại các hàng quán ăn uống xung quanh chợ.
Lễ hội đua thuyền
Ngay sau lễ hội Chợ Gò thì đến chiều mùng 2 Tết du khách lại đến với lễ hội đua thuyền ở Gò Bồi thuộc thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước. Lễ hội đua thuyền ở Gò Bồi có từ xa xưa, gắn bó mật thiết với cư dân ven đầm Thị Nại bởi nó là hoạt động tinh thần mang đậm chất văn hóa cộng đồng, thể hiện nét văn hóa đặc trưng của người dân miền ven biển; mặt khác nó còn mang tính phong trào rèn luyện sức dẻo dai phục vụ đánh bắt cũng như nuôi trồng thủy sản của ngư dân trong vùng. Lễ hội gồm các hoạt động thi đua tranh tài của các ngư dân đến từ 4 xã ven đầm Thị Nại là: Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hòa và Phước Thắng về tham gia ở các môn: sõng câu bơi dầm, sõng câu chống sào và đua thuyền rồng tập thể.
Lễ hội đua thuyền
Ngay sau lễ hội Chợ Gò thì đến chiều mùng 2 Tết du khách lại đến với lễ hội đua thuyền ở Gò Bồi thuộc thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước. Lễ hội đua thuyền ở Gò Bồi có từ xa xưa, gắn bó mật thiết với cư dân ven đầm Thị Nại bởi nó là hoạt động tinh thần mang đậm chất văn hóa cộng đồng, thể hiện nét văn hóa đặc trưng của người dân miền ven biển; mặt khác nó còn mang tính phong trào rèn luyện sức dẻo dai phục vụ đánh bắt cũng như nuôi trồng thủy sản của ngư dân trong vùng. Lễ hội gồm các hoạt động thi đua tranh tài của các ngư dân đến từ 4 xã ven đầm Thị Nại là: Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hòa và Phước Thắng về tham gia ở các môn: sõng câu bơi dầm, sõng câu chống sào và đua thuyền rồng tập thể.
Tranh tài - Ảnh: Nguyễn Dũng
Thuyền đua tham gia được làm công phu với thiết kế đầu rồng, trang trí nhiều hoa văn với màu sắc đẹp mắt được chuẩn bị trước đó hàng tháng và do tập thể cả xã đầu tư - bởi chiếc thuyền đua là đại diện bộ mặt của địa phương. Khi cờ lệnh phất lên, 4 thuyền rồng của 4 xã xuất phát cũng là lúc tiếng cổ vũ, tiếng hò reo, tiếng trống thúc giục làm sôi động cả một vùng sông nước.
Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn
Được tổ chức quy mô, trang trọng và hoành tráng nhất phải kể đến là lễ hội Đống Đa – Tây Sơn. Lễ hội được diễn ra từ chiều ngày mùng 4 Tết và kéo dài cho đến hết ngày mùng 5 Tết âm lịch tại thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn. Chương trình tế lễ diễn ra từ chiều mùng 4 tết với nhiều nghi lễ cổ truyền đặc sắc được tổ chức tại Bảo tàng Quang Trung và khu tâm linh Đàn tế Trời Đất.
Ngày nay, đi dự lễ hội tết Đống Đa đối với người dân đất võ đã trở thành niềm tự hào và cũng là một nhu cầu tinh thần không thể thiếu được trong những ngày đầu xuân.
Lễ hội Chùa Ông Núi
Hàng năm, cứ sau Tết âm lịch, hàng ngàn người dân và du khách thập phương lại kéo nhau về xã Cát Tiến, huyện Phù Cát tham dự lễ hội chùa ông Núi - Linh Phong Thiền Tự để thưởng ngọan cảnh chùa và cầu nguyện cho một năm mới an lành, thịnh vượng.
Chùa Ông Núi tọa lạc trên đỉnh núi Bà cao khoảng 500m so với mặt nước biển, là một trong những ngôi chùa cổ đẹp và nổi tiếng ở Bình Định; nay chùa còn được tô điểm thêm bởi bức tượng Phật ngồi cao nhất Đông Nam Á đã được khánh thành cuối năm 2017, hứa hẹn sẽ thu hút đông đảo du khách về chiêm bái, tham quan du lịch.
Lễ hội Chùa Ông Núi được tổ chức vào ngày 24 và 25 tháng giêng âm lịch; đây cũng chính là ngày giỗ của Hòa thượng Thích Viên Minh - trụ trì của chùa lúc sơ khai và cũng là một trong những người có nhiều đóng góp cho sự phát triển của lịch sử Phật giáo Bình Định. Tham dự lễ hội chùa Ông Núi là dịp để du khách nghỉ ngơi, thưởng lãm cảnh đẹp và nét văn hóa đặc sắc lễ chùa sau Tết âm lịch.
Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn
Được tổ chức quy mô, trang trọng và hoành tráng nhất phải kể đến là lễ hội Đống Đa – Tây Sơn. Lễ hội được diễn ra từ chiều ngày mùng 4 Tết và kéo dài cho đến hết ngày mùng 5 Tết âm lịch tại thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn. Chương trình tế lễ diễn ra từ chiều mùng 4 tết với nhiều nghi lễ cổ truyền đặc sắc được tổ chức tại Bảo tàng Quang Trung và khu tâm linh Đàn tế Trời Đất.
Đông đảo du khách tham gia lễ hội Đống Đa – Tây Sơn. Ảnh: TTTTXTDL Bình Định
Chương trình ngày mùng 5 Tết hằng năm đều được thay đổi để mang lại những sắc màu mới cho lễ hội, nhưng các tiết mục chính vẫn là ôn lại những chiến công hiển hách lịch sử của phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn và cuộc đại phá quân Thanh. Chương trình bao gồm biểu diễn võ thuật, trống trận Tây Sơn và thao diễn trận pháp. Ngoài nghi lễ truyền thống, lễ hội còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa dân gian như đua thuyền, trò chơi dân gian, hát tuồng, hội đánh bài chòi cổ dân gian... thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước, đặc biệt là người dân đất võ tham dự rất đông để tưởng nhớ công ơn nghĩa quân Tây Sơn đã bảo vệ độc lập tự do cho đất nước.Ngày nay, đi dự lễ hội tết Đống Đa đối với người dân đất võ đã trở thành niềm tự hào và cũng là một nhu cầu tinh thần không thể thiếu được trong những ngày đầu xuân.
Lễ hội Chùa Ông Núi
Hàng năm, cứ sau Tết âm lịch, hàng ngàn người dân và du khách thập phương lại kéo nhau về xã Cát Tiến, huyện Phù Cát tham dự lễ hội chùa ông Núi - Linh Phong Thiền Tự để thưởng ngọan cảnh chùa và cầu nguyện cho một năm mới an lành, thịnh vượng.
Chùa Ông Núi tọa lạc trên đỉnh núi Bà cao khoảng 500m so với mặt nước biển, là một trong những ngôi chùa cổ đẹp và nổi tiếng ở Bình Định; nay chùa còn được tô điểm thêm bởi bức tượng Phật ngồi cao nhất Đông Nam Á đã được khánh thành cuối năm 2017, hứa hẹn sẽ thu hút đông đảo du khách về chiêm bái, tham quan du lịch.
Lễ hội Chùa Ông Núi được tổ chức vào ngày 24 và 25 tháng giêng âm lịch; đây cũng chính là ngày giỗ của Hòa thượng Thích Viên Minh - trụ trì của chùa lúc sơ khai và cũng là một trong những người có nhiều đóng góp cho sự phát triển của lịch sử Phật giáo Bình Định. Tham dự lễ hội chùa Ông Núi là dịp để du khách nghỉ ngơi, thưởng lãm cảnh đẹp và nét văn hóa đặc sắc lễ chùa sau Tết âm lịch.
Lễ hội chùa Ông Núi. Ảnh: TTTTXTDL Bình Định
Lễ hội Đô thị Nước Mặn
Lễ hội Đô thị Nước Mặn là một trong những lễ hội truyền thống ra đời rất sớm và được tổ chức quy mô lớn ở Bình Định. Lễ hội được tổ chức tại chùa Bà, thôn An Hòa, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước. Khoảng 400 năm trước, khu vực thôn An Hòa là cảng thị Nước Mặn nổi tiếng sầm uất. Lễ hội Nước Mặn ra đời và được tổ chức hàng năm từ mùng 1 đến mùng 3 tháng 2 âm lịch vừa đánh dấu một cảng thị ở vùng đất biên viễn bước vào thời kỳ phồn vinh, vừa thể hiện tinh thần dung hợp văn hóa Việt – Hoa khi biên giới Đại Việt mới tới núi Đá Bia (Đèo Cả-Phú Yên) và cứ thế duy trì, phát triển, theo nhịp sống thăng trầm của cảng thị này.
Lễ hội Đô thị Nước Mặn là một trong những lễ hội truyền thống ra đời rất sớm và được tổ chức quy mô lớn ở Bình Định. Lễ hội được tổ chức tại chùa Bà, thôn An Hòa, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước. Khoảng 400 năm trước, khu vực thôn An Hòa là cảng thị Nước Mặn nổi tiếng sầm uất. Lễ hội Nước Mặn ra đời và được tổ chức hàng năm từ mùng 1 đến mùng 3 tháng 2 âm lịch vừa đánh dấu một cảng thị ở vùng đất biên viễn bước vào thời kỳ phồn vinh, vừa thể hiện tinh thần dung hợp văn hóa Việt – Hoa khi biên giới Đại Việt mới tới núi Đá Bia (Đèo Cả-Phú Yên) và cứ thế duy trì, phát triển, theo nhịp sống thăng trầm của cảng thị này.
Lễ hội Đô thị Nước Mặn. Ảnh: Xuân Thức
Cho đến ngày nay, tuy cảng thị đã suy tàn, trở thành một vùng quê yên tĩnh nhưng chùa Bà vẫn còn, lễ hội Nước Mặn vẫn còn như một hoài niệm về một đô thị thương cảng đã từng là trung tâm thương mại, văn hóa một thời của Bình Định. Điểm đặc biệt của lễ hội này là người dân ở đây thắp đèn lồng vào các ngày lễ, các nhà đều chuẩn bị đồ ăn thức uống trong nhà để sẵn sàng chào đón khách thập phương đến với lễ hội và xem đây như cái Tết thứ hai trong năm.