TRUNG TÂM XÚC TIẾN DU LỊCH BÌNH ĐỊNH

http://dulichbinhdinh.com.vn


Các bãi biển tuyệt đẹp trên tuyến đường Quy Nhơn-Sông Cầu: Làng Quy Hòa, Bãi tắm Hoàng Hậu và biển Quy Nhơn (Phần cuối)

Tiếp tục cuộc hành trình hướng về phía Bắc, từ Quốc lộ 1D chạy dọc theo bờ biển cho đến con đường đất phía sau làng Quy Hòa. Dĩ nhiên cảnh quan nơi đây rất tuyệt vời khi bạn dạo chơi trên bãi cát dài với những hàng phi lao chạy dọc về phía ghềnh đá ngoài khơi.
Các bãi biển tuyệt đẹp trên tuyến đường Quy Nhơn-Sông Cầu: Làng Quy Hòa, Bãi tắm Hoàng Hậu và biển Quy Nhơn (Phần cuối)
Đi theo con đường mới dẫn về phía Đông làng Quy Hòa, có thể dễ dàng đến được bãi biển vắng vẻ vào ban ngày nhưng chiều muộn lại rất nhộn nhịp khi người dân địa phương đến đây để tắm biển và chơi đùa trên bãi cát. Ở phía Nam của vịnh, ta có thể thấy Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) to lớn và choáng ngợp với cảnh quan hiện đại xen lẫn không gian thiên nhiên như miêu tả trong một cuốn tiểu thuyết của Dan Brown.
a2

Nhưng điểm hấp dẫn nhất trong cuộc hành trình tại nơi này là làng Quy Hòa. Quy Hòa là một bệnh viện phong, được thành lập bởi các nhà truyền giáo Kito Pháp vào những năm 1920 và vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay (Bệnh phong ở Việt Nam đã được kiểm soát và nằm trong tầm kiểm soát: hầu hết các bệnh nhân ở đây đã được nhập viện và chữa trị từ lâu). Các khu vực trong khu làng được mở rộng với vẻ yên bình nhưng không kém phần hấp dẫn. Khi dạo quanh khu làng (một số là nơi sinh sống của các thế hệ gia đình bênh nhân cũ) là một trải nghiệm vừa thú vị vừa đáng để suy ngẫm.
a3
Quy Hòa là một nơi hấp dẫn về mặt thẩm mỹ: cây cối xanh tươi rợp bóng mát, xen lẫn với những 40 bức tượng là các bậc danh y nổi tiếng trên thế giới. Xung quanh là những tòa nhà bệnh viện có từ thời Pháp thuộc những năm 1960; đặc biệt là khu nhà và ngôi mộ của nhà thơ tài hoa bạc mệnh của Việt Nam-Hàn Mặc Tử. Bệnh nhân đi dạo và làm việc xung quanh làng, bạn có thể trò chuyện (nếu bàn nói tiếng Việt tốt hoặc có phiên dịch) bởi họ rất nhiệt tình và nồng hậu. Nơi đây làm tôi liên tưởng đến Côn Đảo bởi lẽ Côn Đảo được xây dựng dưới sự cai trị của thực dân Pháp để tạo điều kiện cho việc cầm tù, tra tấn và hành quyết các tù nhân chính trị trong thời kỳ thuộc địa; ngược lại Quy Hòa cũng là nơi được xây dựng dưới thời Pháp thuộc nhưng lại tạo điều kiện cho việc điều trị và nghiên cứu cho việc chữa trị căn bệnh khủng khiếp ảnh hưởng đến nhiều thế hệ Việt Nam trong những năm ấy.

Tạm biệt làng phong Quy Hòa để đến với thành phố Quy Nhơn, còn một địa điểm trên cuộc hành trình đó là Ghềnh Ráng Tiên Sa-một vịnh nhỏ yên tĩnh, thanh bình nhưng nổi bật trên bản đồ du lịch của Quy Nhơn. Một ngọn đồi đá phủ tràn cây bạch đàn, Ghềnh Ráng là một địa điểm du lịch địa phương: người dân Quy Nhơn còn gọi nơi đây là bãi tắm Hoàng Hậu, du khách sẽ có được cảm giác tuyệt vời khi giẫm bàn chân trần lên những viên đá tròn, nhẵn như trứng chim khổng lồ, nằm xếp lên nhau trên bãi biển.
a4
Vượt qua đỉnh dốc Mộng Cầm, rẽ vào con đường bậc thang trên đồi thi nhân giữa khuôn viên rừng dương thoáng đãng là nơi an nghỉ của nhà thơ Hàn Mặc Tử, ngôi mộ được xây cất trên một gò cao, lưng dựa vào núi, mặt quay ra biển.
a5
Quy Nhơn là một trong những thành phố ven biển hiền hòa và đáng mến nhất Việt Nam. Nơi đây không xô bồ, tấp nập bởi du khách như Nha Trang, không phát triển vượt bậc nhanh chóng như Đà Nẵng. Quy Nhơn đơn giản chỉ là một thành phố biển yên bình mà thôi. Từ Ghềnh Ráng Tiên Sa, dọc theo con đường ven biển đẹp nhất thành phố Quy Nhơn, du khách dễ dàng thấy được bãi biển hình vòng cung tuyệt đẹp với bãi cát vàng óng ánh, nổi bật hơn hết là những khu công viên xanh ngát bóng cây càng tăng thêm vẻ quyến rũ cho bờ biển này.

Có rất nhiều điều thú vị về Quy Nhơn, trong đó tôi thích nhất là khung cảnh yên bình, khách du lịch nước ngoài thưa thớt (mặc dù hiện tại Quy Nhơn là điểm đến “hot” của người dân Việt Nam). Tất nhiên mọi thứ dần dần sẽ thay đổi, con đường dọc bờ biển đang mọc lên những tòa nhà cao tầng và Quy Nhơn sẽ trở thành một ngôi sao sáng bởi cảnh biển đẹp nhất Việt Nam trong tương lai. Tôi luôn yêu thích nơi này kể từ lần đầu tiên đạp xe đến đây vào năm 2005. Hầu hết khách du lịch đều bị mê hoặc bởi Quy Nhơn, và đó là một nơi tuyệt vời để khám phá những bãi biển trong xanh, những hòn đảo hoang sơ và những tháp Chăm huyền bí.
 
Là thành phố của tỉnh Bình Định, kết nối giao thông đến Quy Nhơn khá tốt, hầu hết du khách sẽ có ít nhất một đêm để thưởng thức tại đây. Các bãi biển trong thành phố trải dài kéo dài từ Ghềnh Ráng Tiên Sa đến cửa đầm Thị Nại ở phía Bắc. Đặc biệt, các quán cafe dọc biển như S-Blue hoặc Surf Bar là nơi rất tuyệt để bạn vừa thưởng thức cocktail vừa ngắm cảnh hoàng hôn. Nếu bạn thích đơn giản hơn thì có thể đến các quầy hàng sinh tố, nước mía dọc hoặc nhâm nhi các món hải sản trên đường Xuân Diệu.
a6
Quy Nhơn nói riêng và Việt Nam nói chung còn có văn hóa cafe rất đặc biệt như hàng loạt các quán cafe ở đường Đô Đốc Bảo- Hoàng Diệu-Phạm Ngọc Thạch. Ngoài con đường hải sản Xuân Diệu, Quy Nhơn còn có những món ăn đường phố phổ biến và nổi tiếng; một trong số đó là bún cá, bạn có thể thấy ở khắp mọi nơi. Hoặc thưởng thức đủ các loại ốc trên con đường Ngọc Hân Công Chúa với các quầy hàng náo nhiệt, hấp dẫn.
a7
Nguồn tin: http://vietnamcoracle.com
Dịch và biên tập: Lê Trân-TTTTXTDL
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây