Về Bình Định chiêm ngưỡng tháp Cánh Tiên
- Thứ tư - 20/12/2017 08:36
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đến với Bình Định, ngoài những thắng cảnh nổi tiếng, những bãi biển đẹp ngất ngây, du khách sẽ còn được tận hưởng vô vàng vẻ đẹp của những di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng mà bản thân nó là những mốc son gắn liền với sự hình thành và phát triển của vùng đất thượng võ này.
Từ thành phố Quy nhơn đi về hướng Bắc theo quốc lộ 1A khoảng 25km là đến với thị xã An Nhơn. Nơi đây không những là kinh đô của Vương quốc Chămpa từ đầu thế kỷ XI đến thế kỷ XV mà còn là vùng đất hội tụ nhiều ngành nghề thủ công truyền thống phục vụ cho vua quan và các thân bằng quyến thuộc chi dùng như nghề dệt vải, nghề rèn, đúc đồng, tiện gỗ, khảm xà cừ, nghề gốm…Theo quốc lộ 1A đi thêm 5km nữa là gặp một đường rẽ phía bên trái dẫn lên một vùng đất gò cao du khách sẽ bắt gặp ngọn tháp Cánh Tiên cao sừng sững trên đồi. Tháp là một công trình kiến trúc vừa mang tính tôn giáo vừa mang tính lịch sử, thờ bà Nữ thần Y A Na. Từ vai tháp trở lên, chu vi bốn phía giống như cánh tiên bay lên nên được gọi là tháp Cánh Tiên. Bên cạnh tên gọi Cánh Tiên theo cách gọi của người Pháp tháp còn có tên gọi khác là tháp Đồng (Tour de Cuvre).
Tháp là loại hình kiến trúc phổ biến của văn hoá Chămpa. Nói đến điêu khắc người Chăm phải là bậc thầy trong điêu khắc đá và gạch, điều đó càng thể hiện rõ nét ở những đường nét điêu khắc uyển chuyển, sắc nét ở tháp Cánh Tiên và qua những mảng điêu khắc đó đã tái tạo một số mặt trong đời sống sinh hoạt của người Chăm lúc bấy giờ. Tháp là trung tâm hành lễ của cư dân Chăm trong vùng, được xây dựng theo mô hình tháp Ấn Độ, nhưng nhỏ bé hơn và mang đặc thù địa phương. Tháp được xây dựng trên đồi gò cao theo biểu tượng núi Mêru trong tôn giáo Ấn Độ được thể hiện biểu tượng là trung tâm của vũ trụ - nơi hội tụ của thần linh.
Tháp là loại hình kiến trúc phổ biến của văn hoá Chămpa. Nói đến điêu khắc người Chăm phải là bậc thầy trong điêu khắc đá và gạch, điều đó càng thể hiện rõ nét ở những đường nét điêu khắc uyển chuyển, sắc nét ở tháp Cánh Tiên và qua những mảng điêu khắc đó đã tái tạo một số mặt trong đời sống sinh hoạt của người Chăm lúc bấy giờ. Tháp là trung tâm hành lễ của cư dân Chăm trong vùng, được xây dựng theo mô hình tháp Ấn Độ, nhưng nhỏ bé hơn và mang đặc thù địa phương. Tháp được xây dựng trên đồi gò cao theo biểu tượng núi Mêru trong tôn giáo Ấn Độ được thể hiện biểu tượng là trung tâm của vũ trụ - nơi hội tụ của thần linh.
Giống như các tháp Chăm khác như tháp Bình Lâm, Thủ Thiện, tháp Cánh Tiên cũng được xây dựng một chiếc. Nhưng mỗi tháp là một tác phẩm nghệ thuật, ta không thấy có sự sao chép lại. Tháp Cánh Tiên là loại hình kiến trúc tiêu biểu của phong cách kiến trúc Bình Định: cửa vòm cao, hình mũi giáo được lộ rõ từ cửa chính đến cửa giả, mặt tường được tạo bởi các rãnh dọc nổi lên khỏe khoắn, bộ diềm hơi nhô ra tạo thành bộ đỡ cho các tháp góc bên trên và được trang trí khá tỉ mỉ, ở các góc đều được tạo các đuôi phụng bằng đá cắm sâu vào thân tháp giả. Các góc đầu tường được trang trí hình Makara, một loài thuỷ quái trong thần thoại Ấn Độ với nanh nhọn, vòi dài, trang trí ở các góc đầu tường đã tạo cho tháp Cánh Tiên một vẻ đẹp sang trọng, huyền bí.
Khác với nhiều tháp Chàm, trang trí tháp Cánh Tiên cầu kỳ đến độ hoàn mỹ. Từ hệ thống vòm cửa đến dải hoa văn hình xoắn xếp lớp đối xứng nhau uyển chuyển đến các khối đá ốp cạnh được chạm khắc tinh tế tạo cho tháp một vẻ đẹp vừa thanh thoát, trang nhã, vừa uy nghi, bề thế. Qua kiến trúc tháp cho ta thấy được sự sáng tạo của nghệ nhân dân gian Chàm, họ như gửi linh hồn của mình từ trong mỗi đường chạm khắc trang trí mà bản thân họ thể hiện nên ít chịu sự gò ép lễ nghi tôn giáo.