Có một Bình Định nơi xứ biển Kiên Giang
- Thứ bảy - 06/01/2024 09:50
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nhìn vào bản đồ Việt Nam, tỉnh Kiên Giang ở khúc cua tại đoạn cuối cùng của hình chữ S, chạy thêm một chút nữa thôi là tới mũi Cà Mau. Nói như vậy có nghĩa là Bình Ðịnh ở cách xa Kiên Giang lắm nhưng từ rất nhiều năm qua, khá đông ngư dân Bình Ðịnh hành nghề đánh bắt hải sản đã sống ở đây nhiều hơn ở quê nhà. Cũng từ đây một cộng đồng Bình Ðịnh nho nhỏ chan hòa với bà con địa phương.
1. Theo thông tin Trạm Kiểm soát Biên phòng Kênh Dài (Đồn Biên phòng Tây Yên, BĐBP tỉnh Kiên Giang) cung cấp, ước tính tại tỉnh Kiên Giang những lúc cao điểm từng có tới 700 tàu cá của ngư dân Bình Định thường xuyên ra vào các cảng cá ở tỉnh này; thường xuyên thì có đến 300 - 400 tàu, rất nhiều tàu có thâm niên hơn 30 năm quen với biển trời, sông nước Kiên Giang.
Bộ đội biên phòng tại Trạm Kiểm soát Biên phòng Kênh Dài hướng dẫn tàu Bình Định vào bến làm thủ tục. Ảnh: VĂN CHƯƠNG |
… Chiếc vỏ lãi xé nước lao đi, tôi miên man suy nghĩ về sự lựa chọn của ngư dân miền Trung nói chung, của tỉnh Bình Định nói riêng ở xứ cuối biển. Đứng tại Trạm kiểm soát Biên phòng Tây Yên nhìn ra mặt sông bèo trôi, khung cảnh buồn buồn, bất chợt 2 chiếc tàu đánh cá mang biển đăng ký Bình Định rẽ sóng tiến vào. Nhưng người chào đón đầu tiên ngư dân trên 2 con tàu này là những cô gái xinh đẹp dưới những chiếc đò nhỏ. Trời nắng gắt, nhưng các cô không trùm mặt, che kín đầu nên để lộ ra khuôn mặt, đôi mắt có đuôi dài, nụ cười hiền lành. Tàu vào bến là chiếc đò “hít” ngay vào thành tàu, các cô gái cất giọng ngọt ngào - “mời chú Tư, anh Năm, anh Ba… uống nước dừa, mấy chú, mấy anh lâu ngày quá mới trở vô bờ”.
Lần đầu chứng kiến cảnh này tôi lấy làm lạ lắm, sau này khi hiểu sự tình, chẳng là so với thanh niên ở các vùng miền khác, ngư dân miền Trung, đặc biệt là ngư dân Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa… được tiếng lo làm ăn, tốt bụng. Hồn hậu chân thành thì khó nơi nào hơn các anh Hai Nam Bộ, nhưng các anh thoáng hết cỡ, chơi tới bến, nhiều khi bỏ công bỏ chuyện để chơi, cho nên thanh niên ngoài Trung vào có phần được biệt đãi, ngay từ câu mời chào chừng như cũng tha thiết, ngọt ngào hơn. Mà thật, cũng không ít ngư dân trẻ trên tàu thi nhau chào những cô gái xinh tươi.
2. Đi xe đò quen một mạch từ xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định vô tới xã Tây Yên, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang đường dài gần 1.000 km. Nhưng chị Phạm Thị Út, vợ ngư dân Mai Kim Tới, chủ tàu đánh cá BĐ 93704-TS cho biết, suốt 30 năm ròng rã, cứ canh ngày tàu của chồng gần cập bờ là chị có mặt trước ở trỏng để đón ảnh. Không riêng chị, không riêng Cát Minh, Phù Cát… có hàng trăm hàng ngàn người đàn bà như chị dọc dài suốt từ Hoài Nhơn, Phù Mỹ vào đến Quy Nhơn… đi riết cùng nhau như thế thành quen thân như người nhà. Một vài chị gần đó, gióng giả góp chuyện - dô để giữ mấy ổng chớ chị em trong này ngọt lắm, xớn xác là mất như chơi.
Lần đầu chứng kiến cảnh này tôi lấy làm lạ lắm, sau này khi hiểu sự tình, chẳng là so với thanh niên ở các vùng miền khác, ngư dân miền Trung, đặc biệt là ngư dân Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa… được tiếng lo làm ăn, tốt bụng. Hồn hậu chân thành thì khó nơi nào hơn các anh Hai Nam Bộ, nhưng các anh thoáng hết cỡ, chơi tới bến, nhiều khi bỏ công bỏ chuyện để chơi, cho nên thanh niên ngoài Trung vào có phần được biệt đãi, ngay từ câu mời chào chừng như cũng tha thiết, ngọt ngào hơn. Mà thật, cũng không ít ngư dân trẻ trên tàu thi nhau chào những cô gái xinh tươi.
2. Đi xe đò quen một mạch từ xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định vô tới xã Tây Yên, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang đường dài gần 1.000 km. Nhưng chị Phạm Thị Út, vợ ngư dân Mai Kim Tới, chủ tàu đánh cá BĐ 93704-TS cho biết, suốt 30 năm ròng rã, cứ canh ngày tàu của chồng gần cập bờ là chị có mặt trước ở trỏng để đón ảnh. Không riêng chị, không riêng Cát Minh, Phù Cát… có hàng trăm hàng ngàn người đàn bà như chị dọc dài suốt từ Hoài Nhơn, Phù Mỹ vào đến Quy Nhơn… đi riết cùng nhau như thế thành quen thân như người nhà. Một vài chị gần đó, gióng giả góp chuyện - dô để giữ mấy ổng chớ chị em trong này ngọt lắm, xớn xác là mất như chơi.
Vợ chồng anh chị Mai Kim Tới - Phạm Thị Út. Ảnh: VĂN CHƯƠNG |
Mà thiệt, trong lúc chờ xong thủ tục, đám ngư dân trẻ trên tàu cá của ông Mai Kim Tới tán gẫu với tôi, họ hào hứng nói về việc xuôi Nam đánh cá, trong này cuộc sống yên bình, hầu như không có bão tố, con người thì hiền lành, chơn chất, ngư dân Bình Định mà quen với con gái miền Tây là bước đi không đành, khó có chuyện dứt áo.
Xuôi Nam làm ăn, xa xôi là thế nhưng cứ cuối năm từ thuyền trưởng, chủ tàu tới trai bạn, thuyền viên đều gởi tàu lại cho người quen, nhất tề về quê ăn Tết, nhiều khi qua rằm tháng Giêng mới quay vào. Nghe tôi hỏi chuyện, các mẹ các chị ở gần Trạm hăng hái thi nhau kể, vùng này đông vui nhộn nhịp như vầy đó nhưng vài tuần nữa thôi, ngư dân miền Trung về quê là u tịch liền. Vắng hoe luôn. Ngày thường tàu ra tàu vào, người lên người xuống nói cười rôm rả. Giọng Bình Định là dày nhất! Đông quá mà… Mà thật, không cần đếm, chỉ ngó qua cũng thấy đúng như các mẹ, các chị nói. Ông Phạm Văn Cờ, chủ tàu kiêm thuyền trưởng tàu cá BĐ 93704-TS cười cười như xác nhận, vừa đi vào Trạm làm thủ tục vừa chào người quen.
Ở chợ cá Tắc Cậu gần gần đó, các bà các cô tiểu thương nhận xét, gái Bình Định nói nghe giọng cứng, không ngọt ngào bằng con gái xứ Rạch Giá nhưng giỏi giữ chồng gấp mấy lần. Lội đường xa tầm đó mà cứ như không. Mà cũng phải thôi, mấy chú ngư dân Bình Định làm ăn chắc thiệt, năng suất cao mà còn dễ thương quá trời, đáng để giữ quá chừng.
Trò chuyện với tôi, ông Cờ kể, vào phương Nam đánh cá, những năm trước trúng ghê lắm! Nhưng rồi ở mình tàu giã cào nhiều quá, cào tới cào lui không tha con nào lớn nhỏ bắt tuốt nên riết rồi cá cũng hết sạch. Làm ăn bắt đầu khó nên cả chuyện tìm thuyền viên cũng khó dần, chính vì thế ngư dân Bình Định lại càng thêm được giá. Như bây giờ cũng khó mà tìm được thuyền viên Bình Định lắm. Tàu tôi đây, 6 thuyền viên nhưng chỉ có 2 ông anh cùng quê chung thủy với mình, còn lại thì phải nhờ cò dắt mối thuê bạn chài từ các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị… mới có. Cứ tiền cò dắt mối 600 nghìn đồng/người, lương cho bạn chài 5 triệu đồng/người/phiên, chốt cứng như vậy luôn. Hễ trúng khá hơn thì mình còn cho thêm…
3. So với tàu của bà con miền Nam, phần lớn tàu cá của ngư dân Bình Định, Quảng Ngãi được chăm sóc, bảo trì tốt, nước sơn mới, trên tàu rất sạch. Nhìn tàu là biết bổn xứ ở đâu liền khỏi cần đọc bảng đăng ký cho mệt. Ở Kiên Giang đội tàu hậu cần chuyên cung cấp nhiên liệu, lương thực, nhu yếu phẩm… ngày càng hùng hậu. Nhờ đó nhiều tàu đánh cá có thể bám biển, bán cá tại chỗ, có khi 2 - 3 tháng mới vô bờ một lần. Nhưng riêng đội tàu Bình Định là đặc biệt, cứ 25 ngày là phải vô vì các bà vợ đón xe vào thăm chồng, có khi đi cả đoàn 30 - 40 phụ nữ. Chuyện đã mấy chục năm nhưng hễ thấy cảnh vợ đón chồng là bà con ở đây vẫn thích lắm. Cái cảnh đó khiến không ít ngư dân Nam Bộ… thèm thuồng!
Xuôi Nam làm ăn, xa xôi là thế nhưng cứ cuối năm từ thuyền trưởng, chủ tàu tới trai bạn, thuyền viên đều gởi tàu lại cho người quen, nhất tề về quê ăn Tết, nhiều khi qua rằm tháng Giêng mới quay vào. Nghe tôi hỏi chuyện, các mẹ các chị ở gần Trạm hăng hái thi nhau kể, vùng này đông vui nhộn nhịp như vầy đó nhưng vài tuần nữa thôi, ngư dân miền Trung về quê là u tịch liền. Vắng hoe luôn. Ngày thường tàu ra tàu vào, người lên người xuống nói cười rôm rả. Giọng Bình Định là dày nhất! Đông quá mà… Mà thật, không cần đếm, chỉ ngó qua cũng thấy đúng như các mẹ, các chị nói. Ông Phạm Văn Cờ, chủ tàu kiêm thuyền trưởng tàu cá BĐ 93704-TS cười cười như xác nhận, vừa đi vào Trạm làm thủ tục vừa chào người quen.
Ở chợ cá Tắc Cậu gần gần đó, các bà các cô tiểu thương nhận xét, gái Bình Định nói nghe giọng cứng, không ngọt ngào bằng con gái xứ Rạch Giá nhưng giỏi giữ chồng gấp mấy lần. Lội đường xa tầm đó mà cứ như không. Mà cũng phải thôi, mấy chú ngư dân Bình Định làm ăn chắc thiệt, năng suất cao mà còn dễ thương quá trời, đáng để giữ quá chừng.
Trò chuyện với tôi, ông Cờ kể, vào phương Nam đánh cá, những năm trước trúng ghê lắm! Nhưng rồi ở mình tàu giã cào nhiều quá, cào tới cào lui không tha con nào lớn nhỏ bắt tuốt nên riết rồi cá cũng hết sạch. Làm ăn bắt đầu khó nên cả chuyện tìm thuyền viên cũng khó dần, chính vì thế ngư dân Bình Định lại càng thêm được giá. Như bây giờ cũng khó mà tìm được thuyền viên Bình Định lắm. Tàu tôi đây, 6 thuyền viên nhưng chỉ có 2 ông anh cùng quê chung thủy với mình, còn lại thì phải nhờ cò dắt mối thuê bạn chài từ các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị… mới có. Cứ tiền cò dắt mối 600 nghìn đồng/người, lương cho bạn chài 5 triệu đồng/người/phiên, chốt cứng như vậy luôn. Hễ trúng khá hơn thì mình còn cho thêm…
3. So với tàu của bà con miền Nam, phần lớn tàu cá của ngư dân Bình Định, Quảng Ngãi được chăm sóc, bảo trì tốt, nước sơn mới, trên tàu rất sạch. Nhìn tàu là biết bổn xứ ở đâu liền khỏi cần đọc bảng đăng ký cho mệt. Ở Kiên Giang đội tàu hậu cần chuyên cung cấp nhiên liệu, lương thực, nhu yếu phẩm… ngày càng hùng hậu. Nhờ đó nhiều tàu đánh cá có thể bám biển, bán cá tại chỗ, có khi 2 - 3 tháng mới vô bờ một lần. Nhưng riêng đội tàu Bình Định là đặc biệt, cứ 25 ngày là phải vô vì các bà vợ đón xe vào thăm chồng, có khi đi cả đoàn 30 - 40 phụ nữ. Chuyện đã mấy chục năm nhưng hễ thấy cảnh vợ đón chồng là bà con ở đây vẫn thích lắm. Cái cảnh đó khiến không ít ngư dân Nam Bộ… thèm thuồng!
Một cô gái chở dừa, thực phẩm đón đầu tàu cá Bình Định. Ảnh: VĂN CHƯƠNG |
Tôi làm ở Báo Biên Phòng nên cảnh lao động sinh hoạt, tình quân dân… ở những vùng sông nước, biển trời nhất là ở biên giới không còn lạ lẫm nữa. Nhưng cái cách chinh phục người dân địa phương của ngư dân Bình Định nó có chút gì đó không giống như các địa phương khác. Cái đức chân thành, hồn hậu có lẽ không nơi nào hơn được Nam Bộ nhưng cái kiểu chắc thiệt của mấy anh chàng đất Võ, xứ Nẫu nó cứ ngọt lành sao đó nên bà con địa phương rất thương. Cho nên cũng không phải tình cờ mà trong các tỉnh thành miền Nam, chứ không riêng gì Kiên Giang, ở đâu cũng có tàu cá Bình Định, và thường không nhiều nhất thì cũng đứng thứ nhì chứ hiếm khi lùi xa hơn.
Như thói quen mấy năm nay, cuối buổi làm việc tôi hỏi đồng nghiệp mình ở đồn Tây Yên chuyện tuân thủ quy định, anh bạn tôi tươi cười không nói chỉ giơ cao luôn cả hai ngón cái. Tôi vờ hỏi “là sao?”, bạn tôi đáp lớn: Còn sao nữa, mấy anh Hai Bình Định là số 1, mấy ổng chấp hành nghiêm túc lắm. Tàu nào cũng như mấy ảnh thì bọn tui nhàn lắm! Nghe mà thấy thương gì đâu!
Như thói quen mấy năm nay, cuối buổi làm việc tôi hỏi đồng nghiệp mình ở đồn Tây Yên chuyện tuân thủ quy định, anh bạn tôi tươi cười không nói chỉ giơ cao luôn cả hai ngón cái. Tôi vờ hỏi “là sao?”, bạn tôi đáp lớn: Còn sao nữa, mấy anh Hai Bình Định là số 1, mấy ổng chấp hành nghiêm túc lắm. Tàu nào cũng như mấy ảnh thì bọn tui nhàn lắm! Nghe mà thấy thương gì đâu!