Ngao du đầm Thị Nại
- Thứ ba - 19/11/2024 10:10
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Câu ca dao “Bình Ðịnh có đá Vọng Phu/ Có đầm Thị Nại, có Cù Lao Xanh/ Có Cân, có Cỏ, có gành/ Có non, có nước, có mình, có ta” như những lời giới thiệu mộc mạc, mời chào du khách về thăm miền đất Võ. Mùa này đến với Quy Nhơn, chỉ cần một ngày trải nghiệm đầm Thị Nại, bạn sẽ cảm nhận nhiều điều thú vị.
Đầm Thị Nại là đầm lớn nhất tỉnh Bình Định, với diện tích mặt nước hơn 5.000 ha nằm ở địa phận TP Quy Nhơn và huyện Tuy Phước, mang nhiều nét đẹp riêng có.
Đầm Thị Nại là đầm lớn nhất tỉnh Bình Định, với diện tích mặt nước hơn 5.000 ha nằm ở địa phận TP Quy Nhơn và huyện Tuy Phước, mang nhiều nét đẹp riêng có.
Sách Nước non Bình Định của Quách Tấn mô tả đầm Thị Nại (sử sách còn ghi tên là đầm Hải Hạc, đầm Biển Cạn) là nơi hợp lưu của nhiều nhánh sông Côn, sông Hà Thanh. Nước đầm Thị Nại chảy ra cửa biển Quy Nhơn qua hai “răng nanh giao mũi” là gành Hổ và mũi Cổ Rùa, tạo ra thế “thủy khẩu giao nha” rất tốt. Nơi đây từng diễn ra những trận thủy chiến giữa quân đội nhà Nguyễn Tây Sơn và quân đội nhà Nguyễn Gia Miêu...
Mang trong mình vẻ đẹp nên thơ, khung cảnh trữ tình giữa mênh mông biển nước ôm trọn núi đồi, chen lẫn màu xanh mướt của những cánh rừng ngập mặn trải dài từ TP Quy Nhơn đến khu vực ven đê khu Đông của huyện Tuy Phước, đầm Thị Nại sẽ níu chân du khách ở bất cứ thời điểm nào trong ngày.
Phía Tây của đầm nổi lên một cụm đá lớn có tục danh là tháp Thầy Bói. Tên gọi tháp Thầy Bói gắn với nhiều câu chuyện dân gian kể lại, rằng xưa kia có một bốc sư bói ra cụm đá này xây dựng ngôi tháp để làm nghề xem bói. Lại có người bảo rằng, nơi cụm đá nổi giữa đầm Thị Nại ngày trước là nơi quần cư của loài chim bói cá (dân gian hay gọi tên chim Thầy Bói) nên có tên Thầy Bói. Hiện tại nơi đây có những ngôi miếu được xây dựng lên, là một trong những địa điểm tâm linh quen thuộc của người dân làm nghề đánh bắt thủy sản trên đầm Thị Nại.
Để tham quan tháp Thầy Bói, du khách đến cảng cá Quy Nhơn thuê thuyền chở đi. Sau khi ghé thăm tháp Thầy Bói, thuyền có thể đưa bạn đi tiếp đến làng chài Hải Minh (thuộc khu phố 9, phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn) để khám phá đời sống ngư dân nơi đây bên cảnh đẹp yên bình.
Nằm dưới chân dãy núi Tam Tòa trên bán đảo Phương Mai, làng chài Hải Minh với cảnh đẹp sơn thủy hữu tình, nhịp sống chậm rãi khác xa khung cảnh nhộn nhịp nơi phố thị, sẽ là nơi “chữa lành” lý tưởng. Đến Hải Minh, bạn còn được check-in với nhiều cảnh đẹp khác tại Tượng đài Trần Hưng Đạo đứng uy nghiêm trên đỉnh núi, tay chỉ ra Biển Đông như để bảo vệ bình yên cho làng chài Hải Minh cùng cửa biển Quy Nhơn. Bên dưới Tượng đài Trần Hưng Đạo là ngọn hải đăng Phước Mai có tuổi đời hơn trăm năm vươn mình trên chóp núi, hằng đêm chớp đèn hướng dẫn tàu thuyền qua lại cửa biển Quy Nhơn. Trong khuôn viên hải đăng có dấu tích cổng pháo đài Hổ Ky cùng với hệ thống lũy đá được xây dựng từ thời nhà Nguyễn để bảo vệ cửa biển; bên dưới là bãi Rạn với bãi cát vàng mịn, nhiều gộp đá, hang hốc đẹp mắt.
Rời làng chài Hải Minh để tiếp tục hành trình khám phá đầm Thị Nại, chạy xe dọc theo tuyến QL 19 mới dẫn từ cầu Thị Nại đến các xã khu Đông huyện Tuy Phước, bạn sẽ trải nghiệm thêm nhiều điều thú vị khi ghé Tiểu chủng viện Làng Sông, chùa Long Phước, làng chài Bình Thái (xã Phước Thuận), Cồn Chim (xã Phước Sơn), Gò Bồi (xã Phước Hòa)…
Sau gần một ngày ngao du, bạn ghé đến những nhà hàng, quán ăn để thưởng thức ẩm thực dân dã, với nguyên liệu chế biến từ những sản vật được khai thác trong đầm Thị Nại, như: Lẩu cua, chả ram tôm đất, sò hấp, cháo hàu, cá dìa nấu canh chua, bánh xèo tôm nhảy… để rồi xuýt xoa khen ngợi. Đặc biệt, có thêm một loại đặc sản mỗi năm chỉ xuất hiện rộ vào mùa này, đó là lịch huyết - món ngon bổ dưỡng đặc trưng của đầm Thị Nại.
Chiều tà, đứng trên cầu Thị Nại ngắm cảnh, hóng gió, thu vào tầm mắt bạn sẽ là khung cảnh “muôn trùng nước non” của đầm nước mênh mông, xa xa là tượng Phật Thích ca Mâu ni trên đỉnh núi Bà tại thị trấn Cát Tiến (huyện Phù Cát), những cánh quạt gió khổng lồ tại Khu kinh tế Nhơn Hội đang chầm chậm quay. Dưới chân cầu là Khu du lịch Cửa Biển nằm dưới những rặng dương liễu đong đưa trong gió, làng chài Hải Minh cùng phố biển Quy Nhơn đã lên đèn. Cầu Thị Nại cũng rực rỡ ánh đèn rọi xuống mặt nước lung linh hòa cùng nhịp chèo khua, tiếng thuyền máy nổ giòn tan báo hiệu một đêm đánh bắt thủy sản trên đầm của ngư dân bắt đầu…
Mang trong mình vẻ đẹp nên thơ, khung cảnh trữ tình giữa mênh mông biển nước ôm trọn núi đồi, chen lẫn màu xanh mướt của những cánh rừng ngập mặn trải dài từ TP Quy Nhơn đến khu vực ven đê khu Đông của huyện Tuy Phước, đầm Thị Nại sẽ níu chân du khách ở bất cứ thời điểm nào trong ngày.
Phía Tây của đầm nổi lên một cụm đá lớn có tục danh là tháp Thầy Bói. Tên gọi tháp Thầy Bói gắn với nhiều câu chuyện dân gian kể lại, rằng xưa kia có một bốc sư bói ra cụm đá này xây dựng ngôi tháp để làm nghề xem bói. Lại có người bảo rằng, nơi cụm đá nổi giữa đầm Thị Nại ngày trước là nơi quần cư của loài chim bói cá (dân gian hay gọi tên chim Thầy Bói) nên có tên Thầy Bói. Hiện tại nơi đây có những ngôi miếu được xây dựng lên, là một trong những địa điểm tâm linh quen thuộc của người dân làm nghề đánh bắt thủy sản trên đầm Thị Nại.
Để tham quan tháp Thầy Bói, du khách đến cảng cá Quy Nhơn thuê thuyền chở đi. Sau khi ghé thăm tháp Thầy Bói, thuyền có thể đưa bạn đi tiếp đến làng chài Hải Minh (thuộc khu phố 9, phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn) để khám phá đời sống ngư dân nơi đây bên cảnh đẹp yên bình.
Nằm dưới chân dãy núi Tam Tòa trên bán đảo Phương Mai, làng chài Hải Minh với cảnh đẹp sơn thủy hữu tình, nhịp sống chậm rãi khác xa khung cảnh nhộn nhịp nơi phố thị, sẽ là nơi “chữa lành” lý tưởng. Đến Hải Minh, bạn còn được check-in với nhiều cảnh đẹp khác tại Tượng đài Trần Hưng Đạo đứng uy nghiêm trên đỉnh núi, tay chỉ ra Biển Đông như để bảo vệ bình yên cho làng chài Hải Minh cùng cửa biển Quy Nhơn. Bên dưới Tượng đài Trần Hưng Đạo là ngọn hải đăng Phước Mai có tuổi đời hơn trăm năm vươn mình trên chóp núi, hằng đêm chớp đèn hướng dẫn tàu thuyền qua lại cửa biển Quy Nhơn. Trong khuôn viên hải đăng có dấu tích cổng pháo đài Hổ Ky cùng với hệ thống lũy đá được xây dựng từ thời nhà Nguyễn để bảo vệ cửa biển; bên dưới là bãi Rạn với bãi cát vàng mịn, nhiều gộp đá, hang hốc đẹp mắt.
Rời làng chài Hải Minh để tiếp tục hành trình khám phá đầm Thị Nại, chạy xe dọc theo tuyến QL 19 mới dẫn từ cầu Thị Nại đến các xã khu Đông huyện Tuy Phước, bạn sẽ trải nghiệm thêm nhiều điều thú vị khi ghé Tiểu chủng viện Làng Sông, chùa Long Phước, làng chài Bình Thái (xã Phước Thuận), Cồn Chim (xã Phước Sơn), Gò Bồi (xã Phước Hòa)…
Sau gần một ngày ngao du, bạn ghé đến những nhà hàng, quán ăn để thưởng thức ẩm thực dân dã, với nguyên liệu chế biến từ những sản vật được khai thác trong đầm Thị Nại, như: Lẩu cua, chả ram tôm đất, sò hấp, cháo hàu, cá dìa nấu canh chua, bánh xèo tôm nhảy… để rồi xuýt xoa khen ngợi. Đặc biệt, có thêm một loại đặc sản mỗi năm chỉ xuất hiện rộ vào mùa này, đó là lịch huyết - món ngon bổ dưỡng đặc trưng của đầm Thị Nại.
Chiều tà, đứng trên cầu Thị Nại ngắm cảnh, hóng gió, thu vào tầm mắt bạn sẽ là khung cảnh “muôn trùng nước non” của đầm nước mênh mông, xa xa là tượng Phật Thích ca Mâu ni trên đỉnh núi Bà tại thị trấn Cát Tiến (huyện Phù Cát), những cánh quạt gió khổng lồ tại Khu kinh tế Nhơn Hội đang chầm chậm quay. Dưới chân cầu là Khu du lịch Cửa Biển nằm dưới những rặng dương liễu đong đưa trong gió, làng chài Hải Minh cùng phố biển Quy Nhơn đã lên đèn. Cầu Thị Nại cũng rực rỡ ánh đèn rọi xuống mặt nước lung linh hòa cùng nhịp chèo khua, tiếng thuyền máy nổ giòn tan báo hiệu một đêm đánh bắt thủy sản trên đầm của ngư dân bắt đầu…