Làm bằng đậu xanh, nổi tiếng vì có hương vị thơm ngon đặc biệt và có giá trị dinh dưỡng cao, được sản xuất ở vùng An Thái (Nhơn Phúc – An Nhơn). Sở dĩ có tên gọi “Song Thằn” vì khi làm bún người ta thường bắt bún thành từng đôi một. Tương truyền, các vua triều Nguyễn thường triệu thợ bún An Thái ra kinh đô Huế làm, nhưng không thành công vì không có nước sông Kôn, cho nên còn có tên gọi là bún “sông thần”.
Bún Song Thằn không chỉ đòi hỏi quá trình chế biến công phu mà lúc đem bún đi phơi cũng yêu cầu sự tỉ mỉ và độ chính xác. Nơi để phơi bún phải là bãi cát dọc sông Côn và phải dưới trời nắng và gió nhẹ. Khoảng thời gian lý tưởng nhất để làm bún là từ Tháng 3 đến Tháng 6. Và chỉ khi được phơi dưới ánh nắng sông Côn, thì mới cho ra đời được sợi bún trắng sáng, dai ngon đậm đà.Tác giả bài viết: Trung tâm TTXTDL Bình Định
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn