Nhìn về lịch sử Bình Định, từng là kinh đô của nước Chămpa xưa, đến nơi đây bạn sẽ dễ dàng tìm thấy những di sản của một nền văn hóa trước kia còn sót lại như thành Đồ Bàn hay những ngọn tháp Chăm cổ kính. Tiêu biểu trong đó là tháp Đôi (hay còn gọi là Tháp Hưng Thạnh) tọa lạc ở địa phận phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn. Với những nét kiến trúc độc đáo, lâu đời, cổ kính tháp Đôi được xếp vào loại “độc nhất vô nhị” của kiến trúc Chămpa. Đến đây, cảnh tượng hiện rõ trước mắt du khách là hai ngôi tháp nằm sát nhau như “cặp vợ chồng” quấn quít nhau. Có lẽ chính vì vậy nên dân địa phương hay gọi bằng cái tên quen thuộc là “tháp Đôi”. Tháp Đôi được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XII và chịu ảnh hưởng của nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo. Nét độc đáo ở đây là cả 2 ngôi tháp này đều không phải là tháp vuông nhiều tầng theo truyền thống của tháp Chăm mà là một cấu trúc gồm hai phần chính: khối thân vuông và phần đỉnh hình tháp mặt cong, các góc tháp hiện lên những tượng chim thành Garuda hai tay đưa cao như muốn nâng đỡ mái tháp. Vòm trên của các cửa vút cao lên như những mũi tên. Đến tham quan tháp Đôi vào một chiều khi hoàng hôn buông xuống chắc hẳn du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh quan kỳ vĩ của tháp Đôi khi chiều tà cũng như thán phục trước một công trình kiến trúc nghệ thuật đã được các nghệ nhân tài hoa dựng nên từ nhiều thế kỷ trước.
Ngoài ra du khách còn có thể tìm thấy những vẻ đẹp khác nhau của những ngọn tháp khác nằm rải rác nhiều nơi ở Bình Định như: tháp Bánh Ít (xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước), tháp Dương Long (xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn), tháp Cánh Tiên (xã An Hậu, thị xã An Nhơn)… Mỗi tháp được xây dựng với quy mô và những nét trang trí tuy có khác nhau đôi chút nhưng đều là đại diện tiêu biểu cho nét kiến trúc và điêu khắc rực rỡ của văn hóa Chămpa xưa.
Sẽ là thiếu sót nếu như du khách đã đến Bình Định mà không ghé đến Bảo tàng Quang Trung – Một điểm nhấn đặc biệt mang đậm dấu ấn “Miền đất Võ”.
Trong khuôn viên Bảo tàng Quang Trung còn có Đền thờ Tây Sơn tam kiệt, giếng nước, gốc me – nơi sinh ra và nuôi dưỡng ý chí của ba anh em để tạo nên hào khí Tây Sơn oanh liệt một thời. Bảo tàng Quang Trung - nơi lưu giữ, trưng bày các hiện vật quan trọng liên quan đến phong trào Tây Sơn và Hoàng đế Quang Trung (1771 – 1789). Đây còn là một trong những địa chỉ hấp dẫn các nhà nghiên cứu, du khách trong và ngoài nước khi đến với “Miền đất Võ”. Đến đây, ngoài việc được chiêm ngưỡng những di vật thể về chiến tích lừng lẫy của phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn cuối thế kỷ XVIII, du khách còn được thưởng thức các chương trình biểu diễn phong phú, độc đáo, hấp dẫn về võ Tây Sơn, trống trận Quang Trung, ca múa nhạc dân tộc,… các chương trình này sẽ đưa du khách ngược dòng lịch sử trở lại với những trận chiến hào hùng của phong trào Tây Sơn cuối thế kỷ XVIII.Nhìn về lịch sử Bình Định, từng là kinh đô của nước Chămpa xưa, đến nơi đây bạn sẽ dễ dàng tìm thấy những di sản của một nền văn hóa trước kia còn sót lại như thành Đồ Bàn hay những ngọn tháp Chăm cổ kính. Tiêu biểu trong đó là tháp Đôi (hay còn gọi là Tháp Hưng Thạnh) tọa lạc ở địa phận phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn. Với những nét kiến trúc độc đáo, lâu đời, cổ kính tháp Đôi được xếp vào loại “độc nhất vô nhị” của kiến trúc Chămpa. Đến đây, cảnh tượng hiện rõ trước mắt du khách là hai ngôi tháp nằm sát nhau như “cặp vợ chồng” quấn quít nhau. Có lẽ chính vì vậy nên dân địa phương hay gọi bằng cái tên quen thuộc là “tháp Đôi”. Tháp Đôi được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XII và chịu ảnh hưởng của nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo. Nét độc đáo ở đây là cả 2 ngôi tháp này đều không phải là tháp vuông nhiều tầng theo truyền thống của tháp Chăm mà là một cấu trúc gồm hai phần chính: khối thân vuông và phần đỉnh hình tháp mặt cong, các góc tháp hiện lên những tượng chim thành Garuda hai tay đưa cao như muốn nâng đỡ mái tháp. Vòm trên của các cửa vút cao lên như những mũi tên. Đến tham quan tháp Đôi vào một chiều khi hoàng hôn buông xuống chắc hẳn du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh quan kỳ vĩ của tháp Đôi khi chiều tà cũng như thán phục trước một công trình kiến trúc nghệ thuật đã được các nghệ nhân tài hoa dựng nên từ nhiều thế kỷ trước.
Ngoài ra du khách còn có thể tìm thấy những vẻ đẹp khác nhau của những ngọn tháp khác nằm rải rác nhiều nơi ở Bình Định như: tháp Bánh Ít (xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước), tháp Dương Long (xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn), tháp Cánh Tiên (xã An Hậu, thị xã An Nhơn)… Mỗi tháp được xây dựng với quy mô và những nét trang trí tuy có khác nhau đôi chút nhưng đều là đại diện tiêu biểu cho nét kiến trúc và điêu khắc rực rỡ của văn hóa Chămpa xưa.
Sẽ là thiếu sót nếu như du khách đã đến Bình Định mà không ghé đến Bảo tàng Quang Trung – Một điểm nhấn đặc biệt mang đậm dấu ấn “Miền đất Võ”.
Trong khuôn viên Bảo tàng Quang Trung còn có Đền thờ Tây Sơn tam kiệt, giếng nước, gốc me – nơi sinh ra và nuôi dưỡng ý chí của ba anh em để tạo nên hào khí Tây Sơn oanh liệt một thời. Bảo tàng Quang Trung - nơi lưu giữ, trưng bày các hiện vật quan trọng liên quan đến phong trào Tây Sơn và Hoàng đế Quang Trung (1771 – 1789). Đây còn là một trong những địa chỉ hấp dẫn các nhà nghiên cứu, du khách trong và ngoài nước khi đến với “Miền đất Võ”. Đến đây, ngoài việc được chiêm ngưỡng những di vật thể về chiến tích lừng lẫy của phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn cuối thế kỷ XVIII, du khách còn được thưởng thức các chương trình biểu diễn phong phú, độc đáo, hấp dẫn về võ Tây Sơn, trống trận Quang Trung, ca múa nhạc dân tộc,… các chương trình này sẽ đưa du khách ngược dòng lịch sử trở lại với những trận chiến hào hùng của phong trào Tây Sơn cuối thế kỷ XVIII.
Bảo tàng Quang Trung - Ảnh : TTTTXTDL
Nếu du khách đã thấm mệt vì tham quan các điểm du lịch trên vào buổi sáng thì có thể ghé vào Khu du lịch Hầm Hô để nghỉ ngơi, thư giãn và thưởng thức các món ăn đặc sản của vùng Tây Sơn. Nơi đây trước kia là căn cứ huấn luyện voi chiến của nữ tướng Bùi Thị Xuân trong cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Hầm Hô là một khúc sông dài gần 3km chảy qua các khu rừng già với những tảng đá lớn muôn hình muôn vẻ. Nơi đây nổi tiếng là nhiều cá, nhất là về mùa lũ, cá từ khắp nơi kéo về từng bầy, đặc cả nước. Cá lội ngược dòng bị thác nước hất tung trở lại trông như cá bay. Dân gian truyền rằng: Hàng năm, Long Vương tổ chức kỳ thi cho cá tại Hầm Hô, con nào vượt qua được sẽ hóa thành rồng, do điển tích này mà thác Hầm Hô còn có tên chữ là Vũ Môn, còn dân gian thì gọi là thác Cá Bay. Với chiều rộng trên dưới 30m, lòng sông chi chít những trụ đá hoa cương thiên hình vạn trạng muôn màu lóng lánh, rực rỡ như ngàn viên kim cương khoe mình bên làng nước trong xanh. Đến với nơi đây, ngoài việc được đi thuyền chiêm ngưỡng cảnh vật càng kỳ thú, hương rừng ngào ngạt, chim hót véo von… khi đi dọc lòng sông, du khách còn được thưởng ngoạn nhiều đặc sản mang đậm hương vị “cây nhà lá vườn” như: ốc đá, cá mương, rau rừng, chim mía, gié bò…. Khu du lịch Hầm Hô thật sự là nơi lý tưởng cho du khách tham quan, vui chơi và nghỉ ngơi sau những ngày làm việc mệt nhọc.
Khu du lịch Hầm Hô - Ảnh: TTTTXTDL
Từ Khu Du lịch Hầm Hô, tiếp tục đi khoảng 6 km dọc theo quốc lộ 19 du khách sẽ đến một điểm du lịch khá hấp dẫn đó chính là Đài Kính Thiên. Tương truyền, tại vùng non nước cẩm tú linh thiêng Ấn Sơn này, ba anh em nhà Tây Sơn đã được ban kiếm lệnh và ấn triện có khắc bốn chữ “Sơn hà xã tắc” trước khi khởi binh dựng nên sự nghiệp vĩ đại đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Trịnh, Nguyễn thống nhất sơn hà, quét sạch ngoại xâm. Công trình bao gồm: Đàn tế, Đền Ấn, tháp Thông Linh, 3 chòi nghỉ và đường hành lễ. Đài Kính Thiên chia làm 3 cấp nền tượng trưng cho Thiên – Địa – Nhân và 4 cổng vào, trong đó cổng chính hướng Nam có một bức hoành ghi “Bảo Sơn Thiên Ấn” có nghĩa là : Nơi này là ngọn núi quý có ấn của Trời. Đường hành lễ gồm 183 bậc cấp thuộc đường Hoàng Đạo để lên Đàn tế. Đến với nơi đây du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ uy nghi, hoành tráng của toàn bộ quần thể Đài Kính Thiên mà còn là dịp để du khách dâng hương và bày tỏ lòng tri ân đối với phong trào Tây Sơn trường tồn.
Đài Kính Thiên - Ảnh - TTTTXTDL
Gần cuối ngày, sau khi trải nghiệm các điểm du lịch dọc theo tuyến du lịch phía Tây Bình Định, còn lại một điểm đến cuối mà du khách nên ghé thăm đó chính là Khu tưởng niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc tại di tích huyện đường Bình Khê. Đến đây, ấn tượng đầu tiên của du khách là bức tượng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc được đúc trong tư thế ngồi, tay cầm sách, mặt hướng ra trước với tầm nhìn bao quát như đang dựng lại hình ảnh một vị quan nhìn xa, trông rộng, thấu hiểu sự đời. Khu tưởng niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc gồm các hạng mục kiến trúc chính như: Đền thờ, nhà lưu niệm, cột cờ, nhà bia di tích, di tích giếng nước, hồ sen, nhà bảo vệ - tiếp khách - bán hàng lưu niệm, sân, cổng... Riêng nhà huyện đường được mô phỏng theo kiến trúc nhà gỗ đặc trưng của Bình Định với phong cách nhà lá mái truyền thống nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của Bình Định. Đặc biệt, Nhà lưu niệm được xây dựng theo 02 phần chính: Nguyễn Sinh Sắc - thân thế, cuộc đời, sự nghiệp; Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh với Bình Định và Bình Định với Bác Hồ. Mảnh đất Bình Khê, Bình Định cũng là nơi chứng kiến cha con cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc sống những ngày sum họp đẹp đẽ cuối cùng và diễn ra cuộc chia tay lịch sử của hai cha con, để rồi Nguyễn Tất Thành bước vào cuộc hành trình vạn dặm tìm đường cứu dân, cứu nước .
Ngoài ra, Bình Định còn vô số những di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh nổi tiếng hấp dẫn du khách trong và ngoài nước như: thành Hoàng Đế, Tiểu chủng viện Làng Sông, Ghềnh Ráng, đầm Thị Nại - Bán đảo Phương Mai, Đảo Yến, Đảo Hòn Khô, Hòn Sẹo, bãi Kỳ Co, Eo Gió tuyến biển Nhơn Lý – Cát Tiến, bãi biển Lộ Diêu bãi biển Quy Nhơn, bãi biển Quy Hòa; Khu dã ngoại Trung Lương, đầm Trà Ổ Mũi Vi Rồng … Mà mỗi danh thắng đều hàm chứa trong mình một vẻ đẹp làm xao xuyến lòng người. Nếu có dịp đến với Bình Định, du khách sẽ được khám phá những điều thú vị của vùng đất võ mến khách này./.