Bảo tàng Quang Trung: Được hình thành trên chính nền nhà cũ của gia tộc Nguyễn Huệ. Quần thể Bảo tàng Quang Trung – Điện thờ Tây Sơn là khu bảo tàng danh nhân lớn nhất nước ta hiện nay.
Bảo tàng tỉnh Bình Định: là nơi trưng bày, lưu giữ nhiều hiện vật Chămpa nhất nhì nước ta, trong đó có tấm văn bia khắc trên đá đầy bí ẩn mà nhiều nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra lời giải đáp hoàn chỉnh.
Đài Kính Thiên (còn gọi là Khu du lịch tâm linh Ấn Sơn): Đài Kính Thiên ở trên đỉnh cao nhất của Ấn Sơn, được xây dựng theo kiểu thức Đàn thiêng tế trời.
Tháp Đôi: Chịu ảnh hưởng của kiến trúc Khmer thời Angkor Vat, được xếp vào loại"độc nhất vô nhị" của nghệ thuật kiến trúc Chămpa. Bên cạnh đó còn có
Tháp Bánh Ít- quần thể gồm 4 tháp, mỗi tháp là một kiến trúc và sắc thái riêng biệt;
Tháp Dương Long - quần thể gồm 3 tháp Chàm, được đánh giá là cụm tháp gạch cao nhất Đông Nam Á;
Tháp Cánh Tiên - Điểm đặc biệt là phần phía ngoài các cột ốp, góc tường được ốp kín bằng các phiến đá sa thạch, có chạm khắc hoa văn dây xoắn, 4 góc trên các tầng tháp được trang trí hoa văn giống như cánh tiên bay lên.
Làng nghề gồm có làng rượu Bàu Đá - Nơi chế biến ra loại rượu thơm ngon được mệnh danh là “Đệ nhất danh tửu” của Việt Nam.
Làng nón Phú Gia - Nổi tiếng bởi đặc điểm đẹp, bền, rẻ và có hai loại: nón ngựa và nón lá. Nón ngựa Phú Gia được xem là “kiệt tác” của nón lá. Thời xưa, chỉ dành riêng cho giới phong lưu, quyền quý.
Làng tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu: Các sản phẩm đều đạt đến độ tinh xảo độc đáo.
Các làng nghề truyền thống huyện Hoài Nhơn: Làng chiếu cói Chương Hòa; bún số 8, làng nghề chế biến nước mắm…; cùng với đặc sản ẩm thực đa dạng: bánh hồng, bún dây, các loại mắm, các loại khô hải sản, sản phẩm từ dừa…
Võ cổ truyền Bình Định: Là sự kết tinh và hoà quyện cao độ giữa các dòng võ, môn võ, phái võ khác nhau. Du khách có thể tham quan việc luyện võ tại các võ đường như: Phan Thọ, Hồ Sừng, Lý Xuân Hỷ, Phi Long Vịnh…
Nghệ thuật Bài Chòi: thu hút khách bằng ngôn ngữ nghệ thuật đặc thù trong hàng loạt làn điệu: xuân nữ, hò quảng, xàng xê, cổ bản và các điệu dân ca như: lý thương nhau, vọng kim lang, hò tát nước…
Nghệ thuật Hát Bội: Có từ thời nhà Trần, được tiếp tục lưu giữ và thịnh hành ở Bình Định. Khi cụ Đào Tấn về trí sĩ ở quê nhà và lập nên Học Bộ Đình Vinh Thạnh, hát Bội Bình Định càng trở nên hưng thịnh.