Đoàn khảo sát đã đến dâng hoa, dâng hương tại Đền thờ Anh hùng Nguyễn Trung Trực tại thành phố Rạch Giá và tham quan, khảo sát trong khuôn viên Đền thờ; Ảnh: Lê Trân-TTXTDL
Ngoài ra, đoàn khảo sát còn tham quan và tìm hiểu về cuộc đời và những chiến công của Anh hùng Nguyễn Trung Trực trong thời gian ở tại Rạch Giá
Ông Đặng Công Bình - Ban Bảo vệ di tích Đình Nguyễn Trung Trực thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang giới thiệu về Đền thờ Nguyễn Trung Trực cho đoàn khảo sát; ảnh: Lê Trân-TTXTDL
Đoàn khảo sát tại Đền thờ Anh hùng Nguyễn Trung Trực thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang; Ảnh: Lê Trân- TTTTXTDL
Cũng trong chương trình, đoàn khảo sát đã đến tham quan và tìm hiểu tại Bảo tàng tỉnh Kiên Giang về lịch sử, văn hóa, con người Kiên Giang...;
Ảnh: Lê Trân-TTXTDL
Anh hùng Nguyễn Trung Trực có nguyên quán ở xóm Lưới, thôn Vĩnh Hội, tổng Trung An, huyện Phù Cát, Thị Trấn Bình Định (ngày nay là thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định). Được sinh ra và lớn lên tại xóm nghề thôn Bình Nhật tổng Bình Cách, huyện Thuận An, Phủ Tân Bình, trấn Phiên An (nay thuộc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) thế nhưng Ông lại là người có công lớn giành lại Rạch Giá từ tay thực dân Pháp vào năm 1868 và nổi danh với câu nói bất hủ: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.
Ngày 11/10/2022, tỉnh Bình Định đã tổ chức lễ khánh thành Đền thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (1838 - 1868) tại thôn Vĩnh Hội (xã Cát Hải, huyện Phù Cát).
Đền thờ được xây dựng trên khu đất rộng 1,2 ha tại quê gốc của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, với lối kiến trúc truyền thống, bao gồm các hạng mục: Cổng tam quan, đền thờ chính, nhà bia, sân hành lễ, nhà soạn lễ, nhà vọng cảnh, sân vườn...
Khuôn viên đền thờ Anh hùng Nguyễn Trung Trực tại Bình Định; Ảnh: sưu tầm
Công trình Đền thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực càng được nâng cao giá trị khi có thế “tọa sơn ngọa thủy”, phía sau và bên hông được bao bọc bởi dãy núi với những khối đá lớn, trước mặt là bãi biển đẹp;Ảnh: sưu tầm