Đề tài do PGS.TS Đỗ Ngọc Mỹ - Hiệu trưởng Trường ĐH Quy Nhơn và Th.S Lê Thị Vinh Hương - Phó Chủ nhiệm Thường trực UBKT Tỉnh ủy, đồng chủ nhiệm.
Hội đồng KH&CN tỉnh n
ghiệm thu đề tài. Ảnh: A.N
Báo cáo đề tài trước hội đồng, chủ nhiệm đề tài cho rằng: Việc xây dựng và phát triển thương hiệu điểm đến du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển ngành du lịch của mỗi quốc gia nói chung và mỗi địa phương nói riêng. Vì đây là cơ sở để quảng bá, nâng cao hình ảnh của địa phương không chỉ để thu hút khách du lịch mà còn giúp cải thiện tình trạng việc làm, nâng cao mức sống cho người dân địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của điểm đến. Xây dựng thương hiệu du lịch là nhiệm vụ cấp bách trong giai đoạn hiện nay, bởi thương hiệu du lịch không chỉ phản ánh bản sắc/nét đặc trưng của một quốc gia/khu vực mà nó còn là “sản phẩm” để cạnh tranh với các quốc gia/khu vực khác. Để thu hút khách du lịch, các tổ chức quản lý và kinh doanh du lịch không chỉ quan tâm đến xây dựng thương hiệu du lịch mà còn phải chú trọng quảng bá và phát triển thương hiệu du lịch của mình trên thị trường du lịch thế giới và khu vực. Truyền thông là một khía cạnh quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu điểm đến và trở thành mong muốn trong nỗ lực tạo ra những hình ảnh tích cực hơn về điểm đến.
Do vậy, mục tiêu của đề tài nhằm xây dựng tiêu chí, và đề xuất bộ nhận diện thương hiệu của du lịch Bình Định; xây dựng chiến lược tổng thể truyền thông phát triển thương hiệu du lịch Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Kết quả, nhóm nghiên cứu đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về bộ nhận diện thương hiệu điểm đến du lịch, công tác truyền thông phát triển thương hiệu du lịch; thực trạng bộ nhận diện thương hiệu và công tác truyền thông phát triển thương hiệu du lịch Bình Định thời gian qua; đề xuất bộ nhận diện thương hiệu điểm đến du lịch Bình Định (h
ình ảnh, biểu tượng và slogan). Chẳng hạn, tên thương hiệu: “Quy Nhơn”; slogan: “Văn hoá giao hoà thiên nhiên”; logo được lấy từ cảm hứng hình ảnh những con sóng uốn lượn, khát vọng sáng tạo của con người và đặc trưng văn hoá hoà quyện, tựu trung trên nền tảng địa danh Quy Nhơn…
Tại buổi nghiệm thu, các thành viên Hội đồng KH&CN tỉnh đánh giá cao kết quả nghiên cứu của đề tài, đặc biệt là các giải pháp và truyền thông để quảng bá, nâng cao hình ảnh của địa phương trong bản đồ du lịch. Chủ nhiệm đề tài đã nghiên cứu các nội dung khoa học và có hệ thống tính cách thương hiệu du lịch của điểm đến Bình Định. Từ đó, xây dựng bộ tiêu chí và bộ nhận diện thương hiệu của điểm đến; xây dựng chiến lược tổng thể gắn với từng giải pháp truyền thông phát triển thương hiệu du lịch cho điểm đến ở tương lai trung và dài hạn.
Cùng với các địa phương khác trong cả nước, Bình Định đang phấn đấu đưa ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế chung với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, sản phẩm chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang bản sắc văn hoá riêng.
Kết quả, Hội đồng nghiệm thu tiến hành bỏ phiếu đề tài loại: Xuất sắc.