Đầu xuân trẩy hội Chợ Gò
Đây là lễ hội cũng là phiên chợ truyền thống của quê hương Bình Định và duy nhất được tổ chức vào ngày mùng 1 Tết Âm lịch hàng năm ở thôn Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 8,8km. Trong ngày đầu năm mới người dân và du khách gần xa sum tụ về đây để mua trầu cau, muối để cầu lộc cho năm mới và tham gia các trò chơi dân gian mang đậm nét văn hóa truyền thống của đất và người Bình Định như: hô Bài chòi, lô tô, múa lân, chọi gà, cờ tướng, đá cầu, đập niêu, kéo co…về Bình Định vào dịp xuân này, bạn và gia đình sẽ có dịp trải nghiệm lễ hội độc đáo này.
Quang cảnh lễ hội Chợ Gò ngày đầu năm mới - Ảnh: Bình Định thông tin
Trải nghiệm tour biển đảo Eo Gió – Kỳ Co – Hòn Khô
Trong số các sản phẩm du lịch của Quy Nhơn – Bình Định, du lịch biển đảo là lựa chọn hàng đầu của các du khách. Bạn và gia đình sẽ được khám phá cảnh đẹp hùng vĩ của Eo Gió, lưu lại cho mình những tấm hình cực chất và cảm nhận những cơn gió, sự mênh mông của đất-trời-biển tại đây. Sau đó, trải nghiệm cảm giác bập bềnh lướt qua từng cơn sóng để đến với thiên đường biển đảo Kỳ Co, thõa sức vui chơi các trò chơi giải trí biển đa dạng ở đây như đi bộ ngắm san hô dưới biển, bơi Snokeling, moto nước – Jestky , cano kéo dù bay ,cano kéo phao chuối… Cuối cùng là lặn mình trong dòng nước mát để ngắm những rặng san hô, đàn cá tung bay ở Hòn Khô và thưởng thức hải sản tươi sống tại điểm đến kỳ thú này.
Bãi biển Kỳ Co nước xanh tươi mát- Ảnh: Lê Chi
Đi chùa cầu tài lộc may mắn
Tọa lạc tại số 141 đường Trần Cao Vân, phường Lê Lợi ở trung tâm Tp. Quy Nhơn nên chùa Long Khánh là điểm đến mà mỗi dịp đầu năm mới người dân và du khách trong và ngoài nước tìm đến để vãng cảnh và cầu tài lộc may mắn. Vào những ngày đầu xuân, nơi đây như được khoác lên màu áo mới của hoa lá, cây cảnh và các câu đối của các sư thầy và phật tử chăm chút. Đến chùa vào dịp xuân về, du khách không chỉ tìm về cho mình chút an yên trong tâm trí khi vãng cảnh chùa, mà còn có dịp thắp hương cầu may mắn bình an, tài lộc đến cho gia đình vào năm mới.
Một góc Chùa Long Khánh - Ảnh: Lê Chi
Hòa chung không khí sôi động của Lễ hội Đua Thuyền Gò Bồi
Cứ vào dịp xuân sang, chiều Mồng 2 tết tại thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 20km lại tổ chức lễ hội Đua thuyền ở Gò Bồi. Đây là lễ hội truyền thống, gắn bó mật thiết với cư dân ven đầm Thị Nại. Lễ hội gồm các hoạt động thi đua tranh tài của hơn 50 ngư dân đến từ 4 xã ven đầm Thị Nại là: Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hòa và Phước Thắng về tham gia ở các môn: sõng câu bơi dầm, sõng câu chống sào và đua thuyền rồng tập thể. Đến Bình Định vào dịp này, du khách sẽ có cơ hội theo dõi và cổ động vào các trận thi đấu tranh tài giữa các đội thuyền, sõng câu của các ngư dân xứ nẫu.
Lễ hội Đua Thuyền Gò Bồi - Ảnh: Thành phố Quy Nhơn
Chiêm ngưỡng tòa tháp Đôi cổ kính trong lòng thành phố biển
Là tòa tháp có kiến trúc đặc biệt nằm cách trung tâm Tp. Quy Nhơn 3km về phía Tây Bắc, thuộc đườngTrần Hưng Đạo. Nằm trong khuôn viên có diện tích khoảng 6.000m2 được tô điểm với những hàng cây xanh mát và thảm cỏ xanh, tháp Đôi là một địa điểm lý tưởng cho du khách dừng chân thưởng lãm. Tháp Đôi có niên đại từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII, được coi là một trong những tháp đẹp nhất của nghệ thuật kiến trúc Chămpa - một công trình kiến trúc độc đáo gồm 2 tháp nằm liền kề nhau như cặp vợ chồng quấn quýt. Sở dĩ điểm đến này ngày càng thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế không chỉ bởi kiến trúc độc đáo, tinh tế, sắc sảo của người Chăm, mà nơi đây còn để lại trong lòng du khách những giá trị văn hóa đặc sắc. Đến đây, du khách như được đắm mình trong thế giới kỳ bí để hồi tưởng lại một thời văn minh của vương quốc Chămpa
Đồng bào Chăm hành hương về Tháp Đôi - Ảnh: TTTTXTDL
Trẩy hội Đống Đa – Tây Sơn
Đến hẹn lại lên, cứ vào ngày Mùng 4 và 5 Tết Nguyên Đán thì nhà nhà, người người ở vùng đất võ cũng như du khách gần xa lại kéo nhau về trẩy hội Đống Đa – Tây Sơn. Đây là truyền thống văn hóa cội nguồn dân tộc mà người dân “đất võ” luôn gìn giữ bấy lâu nay và lễ hội Đống Đa Tây Sơn ở Bình Định được coi là một trong những lễ hội lớn nhất nhì cả nước vào những ngày đầu xuân mới. Lễ hội được tổ chức hàng năm tại Đài Kính Thiên, Bảo tàng Quang Trung thuộc địa phận huyện Tây Sơn. Chương trình tế lễ diễn ra với nhiều nghi lễ cổ truyền đặc sắc, ngoài nghi lễ truyền thống, lễ hội còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa dân gian như đua thuyền, trò chơi dân gian, hát tuồng, hội đánh bài chòi cổ dân gian... Đến Bình Định vào dịp xuân này, du khách sẽ được hòa mình vào không khí náo nhiệt của lễ hội, chơi các trò chơi dân gian cũng như thắp hương tưởng nhớ đến nhớ công ơn những nghĩa quân Tây Sơn đã bảo vệ độc lập tự do cho tổ quốc.
Người dân và du khách trẩy hội Đống Đa – Tây Sơn - Ảnh: Lê Chi
Thưởng ngoạn cảnh đẹp và đi thuyền trên sông Kút ở Khu Du lịch Hầm Hô
Với những ngày đầu năm, việc dành thời gian cho gia đình du xuân là cần thiết và Hầm Hô luôn là điểm đến lí tưởng cho người dân và du khách trong cả nước tìm về vui chơi và thưởng ngoạn. Tọa lạc tại xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, cách thành phố Qui Nhơn 50km về phía Tây Bắc, cách Bảo Tàng Quang Trung 5km. Hầm Hô một danh thắng thiên nhiên tuyệt mỹ, một điều kỳ diệu của tạo hóa với khúc sông Trời Lấp, với Hòn Chuông, Hòn Bóng, với Đá Thành, Bàn Cờ Tiên, Dấu Chân Khổng Lồ và một hệ sinh thái rừng đa dạng. Đến đây, du khách sẽ được trải nghiệm với các dịch vụ như: chèo thuyền trên sông Kút, chơi các trò chơi dân gian, nghỉ ngơi trong ngày tại nhà sàn, lều bạt và qua đêm dưới tán cây rừng dọc theo hai bờ sông, bơi thuyền thể thao, tắm suối trong làn nước mát lạnh của thiên nhiên ban tặng, câu cá thư giãn, đốt lửa trại, nghỉ võng dưới tán cây rừng đại ngàn…bạn và gia đình sẽ có được những giây phút thư giãn sau một năm dài làm việc mệt nhọc.
Du khách đi thuyền trên sông Kút - Ảnh: Lê Chi
Thưởng thức món ngon Bình Định
Là địa phương sở hữu nhiều sản vật, món ngon đặc sản nổi tiếng gần xa từ đặc sản rừng đến biển, vì thế du khách sẽ có nhiều sự lựa chọn để thưởng thức hương vị xứ nẫu. Sau đây là một vài gợi ý tiêu biểu:
Nhắc đến ẩm thực Quy Nhơn – Bình Định thì không thể thiếu món bún chả cá, bánh canh chả cá Quy Nhơn. Bạn có thể thưởng thức món ăn đậm vị xứ nẫu này ở dọc con đường Nguyễn Huệ.
Bún chả cá Quy Nhơn - Ảnh: Lê Chi
Hải sản thì ở đâu cũng có, tuy nhiên độ tươi sống, chế biến ngon lành mà giá cả phải chăng làm nên tên tuổi trong làng ẩm thực tại Quy Nhơn thì cũng không không nhắc đến con đường Xuân Diệu, Bình Hà với hoàng loạt các quán ăn, nhà hàng từ bình dân đến sang trọng vẫn luôn chờ sẵn thực khách. Ngoài ra, du khách có thể xuôi về Tuy Phước để thưởng thức món lẫu riêu cua nổi tiếng ở xã Phước Sơn. Hay đi dọc theo con đường Võ Nguyên Giáp – Nhơn Hội để thưởng thức hải sản tươi sống ven bờ Đầm Thị Nại.
Bình Định với vô số món ăn khác mà bạn không nên bỏ lỡ như: thưởng thức chiếc bánh xèo tôm nhảy – Mỹ Cang với những con tôm tươi sống nhảy đành đành trên khuôn dầu nóng hổi, hương vị ngọt lịm của tôm hòa cùng vị chua của rau sống cuốn kèm bánh tráng là món ăn không thể quên khi về xứ nẫu. Thay đổi khẩu vị bằng món bánh hỏi lòng heo trứ danh của đất võ, hay là thưởng thức món nem, tré chợ Huyện, hoặc là tìm về Phù Mỹ thưởng thức món bún tôm, bún rạm nổi tiếng bao đời nay
Chỉ bao nhiêu đó, nhưng có lẽ bạn sẽ mất đến vài ngày mới trải nghiệm và thưởng thức hết hương vị mộc mạc của vùng đất nơi đây. Mời bạn ghé thăm miền biển nhớ Quy Nhơn – Bình Định để cảm nhận và trải nghiệm nhé.
Tác giả: Lê Chi - TTTTXTDLBD
MỐT SỐ SỰ KIỆN, LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
DIỄN RA TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN 2020
STT |
THỜI GIAN |
NỘI DUNG |
ĐỊA ĐIỂM |
I. Thành phố Quy Nhơn |
1 |
15h30
Ngày 20/01/2020 |
Hội thi “Làm bánh Chưng, bánh Tét” |
Nhà điều hành phố Văn hóa - Nghệ thuật, ngã ba đường Phan Đình Phùng và Nguyễn Hữu Thọ, thành phố Quy Nhơn |
2 |
8h00 - 9h00
Ngày 21/01/2020 |
Tổng kết Hội thi “Làm bánh Chưng, bánh Tét” |
Nhà điều hành phố Văn hóa - Nghệ thuật, ngã ba đường Phan Đình Phùng và Nguyễn Hữu Thọ, thành phố Quy Nhơn |
3 |
9h00
Ngày 22/01/2020 |
Khai mạc Hội thi “Dựng Nêu đón Tết cổ truyền lần thứ VII - 2020” |
Khu vực Hội đánh Bài Chòi dân gian (ngã 5 Ngô Mây - Nguyễn Tất Thành) |
4 |
17h00 - 19h00
Ngày 22/01/2020 |
Chương trình văn nghệ và hòa tấu nhạc cụ |
Khu vực Công viên Thiếu nhi mở rộng (gần ngã 5 Ngô Mây) |
5 |
22h30 - 23h55
Ngày 24/01/2020 |
Chương trình nghệ thuật hoạt náo đón giao thừa |
Quảng trường Nguyễn Tất Thành
|
6 |
23h00 - 24h00
Ngày 24/01/2020 |
Lễ cúng giao thừa tài Đền thờ Đức Thánh Trần |
Đền thờ Đức Thánh Trần (596/17 đường Trần Hưng Đạo, thành phố Quy Nhơn) |
7 |
07h00
Ngày 25/01/2020 |
Múa Lân, rồng, hòa tấu nhạc cụ; biểu diễn võ thuật; diễu hành cổ động hoạt náo trên đường phố… |
Quảng trường Chiến Thắng |
8 |
08h30 - 11h00
Ngày 26/01/2020 |
Lễ khai ấn Đền Trần; Lễ Ban ấn |
Đền thờ Đức Thánh Trần (596/17 đường Trần Hưng Đạo, thành phố Quy Nhơn) |
9 |
19h00
Từ ngày 26/01/2020 đến ngày 08/02/2020 |
“Hội đánh Bài Chòi dân gian” |
Ngã 5 Ngô Mây - Nguyễn Tất Thành |
10 |
19h30 - 22h00
Ngày 26/01/2020 |
Biểu diễn Nghệ thuật Tuồng truyền thống |
Quảng trường Chiến Thắng |
11 |
14h00
Ngày 27/01/2020 |
Tổ chức giải Cờ tướng |
Nhà văn hóa phường Đống Đa, 649 Trần Hưng Đạo, thành phố Quy Nhơn |
12 |
19h00 - 21h00
Ngày 27/01/2020 |
Tổ chức Biểu diễn Cờ người |
Quảng trường Chiến Thắng |
13 |
Sáng, chiều
Ngày 28/01/2020 |
Tổ chức giải Cờ tướng mừng Đảng mừng Xuân (tiếp theo và tổng kết trao giải) |
Nhà văn hóa phường Đống Đa, 649 Trần Hưng Đạo, thành phố Quy Nhơn |
14 |
19h00 - 21h00
Ngày 28/01/2020 |
Tổ chức Liên hoan Múa lân, múa Rồng TP. Quy Nhơn lần thứ VIII - 2020, kết hợp biểu diễn văn nghệ |
Quảng trường Chiến Thắng |
15 |
19h30 - 21h30
Ngày 29/01/2020 |
Liên hoan Múa lân, múa Rồng TP. Quy Nhơn lần thứ VIII - 2020, kết hợp biểu diễn văn nghệ (tiếp theo) |
Quảng trường Chiến Thắng |
16 |
19h00 - 22h00
Ngày 01 - 02/02/2020 |
Hội thi “ Diễn xướng Bài Chòi dân gian” |
Khu vực Hội đánh Bài Chòi dân gian (ngã 5 đường Ngô Mây - Nguyễn Tất Thành) |
17 |
Ngày 10/02/2020 |
Tổng kết hoạt động Mừng Đảng mừng Xuân 2020 |
Nhà văn hóa phường Đống Đa, 649 Trần Hưng Đạo, thành phố Quy Nhơn |
18 |
Từ ngày 21/01/2020 - 03/02/2020 |
Tổ chức trưng bày Biểu tượng linh vật năm Canh Tý 2020 |
Quảng trường Nguyễn Tất Thành |
19 |
21h00 - 24h00
Ngày 24/01/2020 |
Chương trình nghệ thuật chào mừng 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và đón giao thừa Canh Tý 2020 |
Quảng trường Nguyễn Tất Thành |
20 |
Từ ngày 07 - 08/02/2020 |
Đêm thơ Nguyên Tiêu Chào mừng Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVIII năm 2020 |
Tháp Đôi, đường Trần Hưng Đạo, thành phố Quy Nhơn |
II. Huyện Tuy Phước |
21 |
8h00
Ngày 17/01/2020 |
Hội thi “Dựng cây Nêu ngày Tết” lần thứ III năm 2020 |
Sân vận động Trường Úc, thôn Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước |
22 |
Bắt đầu từ 7h00
Từ ngày 25 - 26/01/2020 |
Lễ hội Chợ Gò
Chương trình nghệ thuật tổng hợp “Chào Xuân mới”, Hội thi “Đánh Bài Chòi dân gian lần thứ V-2020”; biểu diễn võ thuật, đánh cờ người, trò chơi dân gian,… |
Sân vận động Trường Úc, thôn Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước |
23 |
13h30
Ngày 26/01/2020 |
Tổ chức Hội đua thuyền truyền thống |
Trên sông Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước |
24 |
Bắt đầu từ 15h00
Từ ngày 22 - 24/02/2020 |
Lễ hội Đô thị Nước Mặn
Lễ Nghinh thần - Rước sắc - Rước biểu trưng Ngư - Tiểu - Canh - Mục; lễ Cầu an; lễ Tế Bà; giới thiệu Di tích lịch sử Chùa Bà; múa lân, biểu diễn võ thuật; đánh trống khai hội; dâng hương; hát lễ |
Di tích chùa Bà, thôn An Hòa, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước |
III. Huyện Phù Cát |
25 |
Ngày 25/01/2020 |
Tổ chức chương trình ca múa nhạc tổng hợp “Mừng Đảng, mừng Xuân Canh Tý 2020” |
Khu sinh hoạt văn hóa huyện, thị trấn Ngô Mây, Phù Cát, Bình Định |
26 |
Từ ngày 26 - 28/01/2020 |
Hội đánh Bài Chòi cổ dân gian |
Khu sinh hoạt văn hóa huyện, thị trấn Ngô Mây, Phù Cát, Bình Định |
27 |
Từ ngày 29 - 30/01/2020 |
Giải bóng chuyền mở rộng |
Nhà tập thể thao đa năng huyện |
IV. Huyện Tây Sơn |
28 |
Ngày 21/01/2020 |
Chương trình nghệ thuật “Mừng Đảng -Mừng Xuân 2020” |
Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Tây Sơn |
29 |
Từ ngày 28 - 29/01/2020 |
Lễ kỷ niệm 231 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2020) |
Bảo tàng Quang Trung, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn |
30 |
Từ ngày 28 - 30/01/2020 |
Hội thi đối kháng Võ Cổ truyền liên tỉnh |
Sân vận động huyện Tây Sơn, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn |
31 |
Từ ngày 28 - 29/01/2020 |
Biểu diễn cồng chiêng và giới thiệu ẩm thực Tây Nguyên |
Nhà Rông thuộc Bảo tàng Quang Trung, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn |
V. Huyện Hoài Nhơn |
32 |
Từ ngày 23 - 29/01/2020 |
Tổ chức trò chơi dân gian Cổ Nhơn truyền thống |
Sân vận động thị trấn Bồng Sơn |
33 |
Từ ngày 24 - 02/02/2020 |
Tổ chức điểm vui Xuân |
Sân vận động thị trấn Bồng Sơn |
34 |
Từ ngày 26 - 29/01/2020 |
Tổ chức Hội đánh Bài Chòi cổ dân gian |
Quảng trường huyện Hoài Nhơn |
35 |
Ngày 28/01/2020 |
Lễ kỷ niệm 55 năm Chiến thắng Đồi 10 (1965 - 2020) |
Khu di tích Chiến thắng Đồi 10, huyện Hoài Nhơn |
36 |
Ngày 03/02/2020 |
Biểu diễn hát Tuồng; giải Việt dã Đồi 10; giải Bida; giải Đua thuyền |
Thôn Thiện Chánh 2, xã Tam Quan Bắc |
VI. Huyện Phù Mỹ |
37 |
Ngày 27/01/2020 |
Tổ chức Cuộc thi giọng hát hay huyện Phù Mỹ năm 2020 |
Quảng trường huyện Phù Mỹ |
38 |
Ngày 30/01/2020 |
Tổ chức Giải đua thuyền truyền thống huyện Phù Mỹ 2020 |
Đầm Trà Ổ, xã Mỹ Châu |
39 |
Ngày 29/01/2020 |
Kỷ niệm 55 năm Chiến thắng Đèo Nhông - Dương Liễu (1965 - 2020) |
Đèo Nhông - Dương Liễu |
VII. Thị xã An Nhơn |
40 |
Từ ngày 25 - 26/01/2020 |
Trưng bày Sách chuyên đề, báo Xuân mừng Đảng - Mừng Xuân |
Thư viện thị xã |
Chương trình biểu diễn văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân |
Công viên Trung tâm thị xã An Nhơn |